Khái niệm marketing và truyền thông có khá nhiều điểm tương đồng nhưng đây là hai hoạt động khác nhau. Vậy bạn đã biết sự khác nhau giữa truyền thông và marketing là gì chưa? Cùng Misa Amis tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing
Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing

I. Tìm hiểu chung về truyền thông và Marketing

1. Định nghĩa truyền thông và marketing

1.1 Marketing là gì?

Theo Philip Kotler – một huyền thoại về Marketing thì “Marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau”.

Hay nói cách khác, Marketing là việc doanh nghiệp thông qua những chiến lược 4P (Sản phẩm – Product, Giá cả – Price, Địa điểm – Place, Quảng cáo – Promotion) để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, dễ dàng, hiệu quả. Các chiến lược này trong Marketing luôn có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau. 

Mục tiêu cuối cùng của Marketing là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đem đến cho khách hàng sự hài lòng, để từ đó doanh nghiệp có thể “vượt mặt” đối thủ cạnh tranh và ngày càng phát triển.

Marketing là gì? Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing
Marketing là gì? Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing

1.2 Truyền thông là gì?

Truyền thông (Communication) là quá trình tổng hợp các hoạt động đưa thương hiệu của một doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, công chúng. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền miệng, truyền thanh, truyền hình, … hình ảnh và thông điệp của một doanh nghiệp sẽ được lan tỏa đến nhiều nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau. Theo đó, các hình ảnh, video, ấn phẩm truyền thông phải được được xây dựng một cách thiết thực, phù hợp và độc đáo. 

Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, sự lan truyền thông tin trên các trang mạng xã hội ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, điều này yêu cầu hoạt động truyền thông của doanh nghiệp phải thật mạnh mẽ để thu hút khách hàng tiềm năng.

Từ khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng Truyền thông là một ngành nghề rộng lớn, bao gồm rất nhiều mảng và nhiều ngành chuyên môn khác nhau. Trong đó, có thể kể đến một số hoạt động chính như: sáng tạo nội dung, sản xuất các ấn phẩm truyền thông, xây dựng thương hiệu, báo chí, truyền thông nội bộ, quan hệ công chúng…

Truyền thông là gì? Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing
Truyền thông là gì? Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing

Mục tiêu của Truyền thông qua hàng loạt các hoạt động kể trên là nhằm truyền tải thông tin đến khách hàng, thay đổi thái độ của người tiêu dùng, nâng cao mức độ nhận diện cho thương hiệu,…

2. Ưu điểm của truyền thông và Marketing

  • Ưu điểm của Marketing:
  • Cho phép doanh nghiệp tiếp cận một tệp khách hàng mục tiêu lớn trong thời gian ngắn.
  • Hoạt động Marketing online 24/7 không giới hạn thời gian.
  • Doanh nghiệp có thể kết nối trực tiếp với khách hàng ngay tại thời điểm chạy các chiến dịch Marketing.
  • Dễ dàng chỉnh sửa tệp khách hàng có thể tiếp cận với mỗi chiến dịch.
  • Tối đa hoá chi phí cho doanh nghiệp.
  • Ưu điểm của truyền thông:
  • Độ phủ internet ngày càng lớn, khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu cực kỳ cao.
  • Doanh nghiệp có nhiều công cụ phủ độ nhận diện thương hiệu một cách nhanh chóng.
  • Nhiều phương pháp áp dụng cho từng chiến dịch truyền thông.
Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing
Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing

3. Nhược điểm của truyền thông và Marketing

Nhược điểm của Marketing:

  • Sử dụng nhiều công cụ đo lường phức tạp.
  • Cần thời gian dài để đo lường kết quả của chiến dịch.
  • Nếu thực hiện chiến dịch sai đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ gây lãng phí nguồn lực lớn cho doanh nghiệp.

Nhược điểm của truyền thông:

  • Chi phí lớn để thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông cùng lúc.
  • Người thực hiện chiến dịch phải thực sự thấu hiểu về thương hiệu, thấu hiểu sản phẩm.

II. Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing

1. Mục đích cốt lõi của truyền thông và Marketing

Mục đích cốt lõi của lĩnh vực Marketing là tạo ra doanh số, nên trọng tâm của hoạt động Marketing sản phẩm và doanh thu. Một số đầu việc chính trong Marketing có thể nhắc đến như: xác định chân dung khách hàng mục tiêu, phát triển sản phẩm, xây dựng chính sách giá, lựa chọn kênh phân phối sản phẩm. Không chỉ có doanh nghiệp mà cả những tổ chức phi lợi nhuận cũng cần phải phải có bộ phận Marketing nhằm quảng bá thương hiệu để thu hút sự tham gia từ cộng đồng, gây quỹ hoặc kêu gọi tài trợ kinh phí từ các nhà hảo tâm.

Trong khi đó, hoạt động truyền thông (Communication) được thiết kế với nhiều mục đích cụ thể hơn, hướng đến việc nhận diện thương hiệu là chính yếu. Một số mục đích cụ thể của hoạt động truyền thông có thể kể đến như:

  • Xây dựng độ nhận biết thương hiệu – Brand awareness
  • Cung cấp thông tin cho khách hàng về doanh nghiệp– Informational objectives
  • Tác động trực tiếp đến khách hàng bằng cách: Thuyết phục – Persuasive objectives, nhắc nhở về độ nhận diện thương hiệu – Reminder objectives
  • Hỗ trợ tốt trong việc xây dựng thương hiệu – Brand building
  • Tác động uốn nắn nhận thức của khách hàng về thương hiệu – Change a perception
  • Tạo nhu cầu về việc tiêu thụ sản phẩm – Need a product
  • So sánh thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh – Comparing competition
Mục đích cốt lõi giữa truyền thông và marketing
Mục đích cốt lõi giữa truyền thông và marketing

Trong thực tế, tùy thuộc vào loại hình và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp mà Communication không nhất thiết phải là một phần trong hoạt động Marketing. Tuy vậy, ở đa số các doanh nghiệp Việt Nam thì Communication nằm trong Marketing. Dù là đứng riêng hay nằm trong Marketing, Communication luôn phải đảm nhiệm một số vai trò chính như:

  • Nhận biết đối tượng mục tiêu
  • Xác định thông điệp định vị
  • Chiến lược tiếp cận và thông điệp sử dụng

2. Đối tượng mục tiêu của truyền thông và marketing

Chính vì sự khác nhau về mục đích cốt lõi nên đối tượng mục tiêu mà truyền thông và marketing hướng đến cũng có sự khác biệt. Với mục đích là bán hàng, đối tượng của Marketing là các khách hàng mục tiêu sẵn sàng chi tiền để mua các sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. 

Trong khi đó, đối tượng mục tiêu mà truyền thông hướng tới lại đa dạng hơn rất nhiều, đó có thể là nhóm khách hàng mục tiêu, nhân viên nội bộ, cư dân trong khu phố, nhà chức trách, cán bộ hay thậm chí là toàn dân. Một số dẫn chứng về đối tượng của truyền thông mà doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy là những ngôi sao quốc tế thường có người đảm nhiệm vị trí quản lý truyền thông, các chính trị gia cũng tuyển cho mình một giám đốc truyền thông hay ở các công ty có hẳn vị trí chuyên viên truyền thông nội bộ lo nhiệm vụ đối nội với cán bộ nhân viên.

III. Mối tương quan giữa truyền thông và Marketing

Tuy khác nhau về đối tượng và mục đích hoạt động nhưng trong phần lớn các tổ chức, PR (Public Relationship) và Truyền thông – Communication thường nằm trong bộ phận Marketing. 

Tìm hiểu sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing
Tìm hiểu sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing

Ở những tổ chức này, Marketing lấy khách hàng làm trung tâm và kết nối khách hàng với các sản phẩm, dịch vụ bằng các chiến lược, công cụ Marketing của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trung bình và lớn, ngoài việc kết nối với khách hàng thì hoạt động Marketing còn giúp gia tăng doanh số bán hàng và góp phần quan trọng vào việc gia tăng lợi nhuận cho toàn công ty.

Công cụ PR – Truyền thông trong Marketing có tác dụng liên kết, tạo mối quan hệ với cộng đồng, qua đó quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp và đưa hình ảnh của doanh nghiệp đến gần khách hàng hơn (thông qua báo chí, đài, TV…) nhằm mục đích thu hút sự ủng hộ của công chúng đối với hoạt động của công ty (bao gồm cả hoạt động bán hàng).

Hoạt động Digital Marketing sẽ bao gồm: hệ thống Website của doanh nghiệp, chiến dịch quảng cáo trên các Website khác, sử dụng hệ thống mạng xã hội (Social Media), SEO,…

Hoạt động truyền thông bao gồm cách thức thực hiện những chiến dịch nhỏ của Marketing bao gồm: Các ấn phẩm truyền thông, đăng tải các tin bài PR, các kết quả họp báo…

V. Tổng kết

Chung quy, Marketing và Truyền thông có một số nét tương đồng và rất nhiều sự khác biệt. Hy vọng rằng những thông tin Maon Agency cung cấp qua bài viết trên đây đã giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hai khái niệm này, đặc biệt là sự khác nhau giữa Truyền thông và Marketing, từ đó xây dựng những chiến lược sáng suốt nhằm quảng bá thương hiệu và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *