Việc tăng doanh thu bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận cũng như nâng cao hiệu quả của các chiến lược kinh doanh. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết về doanh thu bán hàng là gì cũng như cách tính doanh thu bán hàng hiệu quả ở bài viết dưới đây.
Doanh thu bán hàng là gì?
Doanh thu bán hàng, tên tiếng Anh là Sales Revenue, là tổng giá trị kinh tế phát sinh từ các hoạt động kinh doanh và sản xuất trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động trong các kỳ kế toán. Doanh thu bán hàng góp phần phát triển vốn chủ sở hữu.
Nói cách khác, doanh thu bán hàng có nghĩa là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ và các hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp trong năm tài chính, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp.
Chỉ số doanh thu bán hàng sẽ cho chủ doanh nghiệp đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh doanh để chủ doanh nghiệp kịp thời xây dựng và điều chỉnh những chiến lược kinh doanh và Marketing hiệu quả hơn, với mục đích tăng doanh thu bán hàng.
Doanh thu bán hàng là một trong những chỉ số quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi đây chính là nguồn tài chính giúp doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí. Bên cạnh đó, nguồn tài chính này của doanh nghiệp cũng giúp không bị phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay từ ngân hàng hay đối tác, từ đó giảm áp lực về chi phí đi rất lớn.
Các loại doanh thu phổ biến của doanh nghiệp
Nhìn chung, các loại doanh thu bán hàng phổ biến mà doanh nghiệp thường gặp là:
Doanh thu biên
Doanh thu biên, tên tiếng Anh là Marginal Revenue, là doanh thu tăng thêm do sản xuất hoặc bán thành công một đơn vị hàng hoá.
Doanh thu cận biện
Doanh thu cận biên là số tiền tăng thêm mà doanh nghiệp và chủ cửa hàng có thể bán với một lượng sản phẩm nhất định. Ký hiệu doanh thu cận biên là MR.
Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (không người sản xuất hoặc người tiêu dùng nào có quyền hoặc khả năng kiểm soát thị trường và ảnh hưởng đến giá cả), doanh thu cận biên bằng giá cả và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng khi có thêm thu nhập từ việc bán hàng.
Doanh thu ròng
Doanh thu ròng là khoản lợi nhuận ròng mà một doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh kiếm được sau khi trừ đi một số khoản phí chẳng hạn như: khấu hao, lãi, thuế, vốn hàng hoá, bán hàng,… Thông thường nó sẽ nằm ở dòng cuối cùng trên báo cáo thu nhập của công ty, doanh nghiệp. Thu nhập ròng cho phép nhà đầu tư đánh giá thu nhập của công ty, doanh nghiệp khi đã trừ đi các khoản chi phí.
Cách tính doanh thu bán hàng (Công thức tính doanh thu bán hàng) đầy đủ nhất
Đối với doanh thu bán hàng, để tính chỉ số này một cách chuẩn nhất, chủ doanh nghiệp cần để ý 2 chỉ số là doanh thu thuần và tổng doanh thu.
Đối với tổng doanh thu, đây là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp sở hữu từ các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Công thức tính tổng doanh thu bằng:
Tổng doanh thu = Sản lượng bán ra x giá bán
Ví dụ, trong năm 2021, công ty ô tô X bán được 100 chiếc xe với giá 1 tỷ 1 chiếc. Vậy tổng doanh thu bán hàng = 100 x 1 tỷ VNĐ.
Đối với doanh thu thuần, đây là số tiền mà chủ doanh nghiệp sẽ nhìn vào để đo lường hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ chỉ số này, doanh nghiệp sẽ đánh giá được tỷ lệ lãi lỗ của công ty từ hoạt động bán hàng là bao nhiêu.
Công thức tính doanh thu thuần bằng:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Khoản giảm trừ
Trong đó, khoản giảm trừ ở đây sẽ thường bao gồm các chiết khấu thương mại, giá trị hàng trả lại và giảm giá hàng bán.
- Chiết khấu thương mại: Là phần mà doanh nghiệp giảm trừ hoặc đã thanh toán lại cho người mua hàng. Thường xuất hiện khi mua sản phẩm, dịch vụ với số lượng lớn, được hai bên mua và bán thỏa thuận để chiết khấu thương mại.
- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua sản phẩm. Có thể do sản phẩm kém chất lượng, không đúng mẫu đã ký kết. Khoản giảm này được giảm thực tế ngay khi phát sinh.
- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là phần bị khách hàng yêu cầu hoàn trả do vi phạm hợp đồng, hàng kém chất lượng, không đúng mẫu. Giá trị hàng bán bị trả lại chỉ được tính khi hàng bán đã được xác định là khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Ý nghĩa của doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp
Về cơ bản, doanh thu bán hàng có 3 ý nghĩa chính sau trong doanh nghiệp:
- Giúp chủ doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả kinh doanh
Một trong những ý nghĩa quan trọng của doanh thu bán hàng đó là giúp chủ doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả kinh doanh. Nếu doanh thu bán hàng đang giảm theo từng tháng hoặc từng quý, chủ doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn để tăng doanh thu bán hàng.
- Giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Bên cạnh việc đánh giá được hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cũng có thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu bán hàng. Nếu doanh thu cao hơn chi phí càng nhiều thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn.
- Tăng tốc độ lưu chuyển vốn và tăng vòng quay vốn
Khi doanh nghiệp có doanh thu bán hàng một cách thường xuyên sẽ làm tăng tốc độ lưu chuyển vốn và tăng vòng quay vốn. Đồng thời tạo điều kiện cho chính doanh nghiệp có được nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn giúp giảm chi phí vay vốn bên ngoài.
3 cách tăng doanh thu bán hàng hiệu quả dành cho chủ doanh nghiệp
Với một chỉ số quan trọng như doanh số bán hàng, chủ doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược để tăng doanh thu bán hàng hiệu quả. Để làm được điều này, chủ doanh nghiệp có thể tham khảo 3 cách sau:
1. Xác định chân dung khách hàng
Chân dung khách hàng (Buyer persona) là hồ sơ về khách hàng lý tưởng bao gồm những thông tin như nhân khẩu học, sở thích, đặc điểm hành vi và những yếu tố quyết định đến việc mua hàng của đối tượng.
Chân dung khách hàng được xây dựng dựa trên những nghiên cứu thị trường, dữ liệu thực tế và những phỏng đoán có cơ sở về đối tượng tiềm năng và khách hàng hiện tại.
Khi xác định được chân dung khách hàng phù hợp, chủ doanh nghiệp sẽ có thể xây dựng chiến lược kinh doanh để tăng doanh thu bán hàng hiệu quả sao cho phù hợp nhất với đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Hiểu được khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được họ tìm đến và mua sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn.
2. Tăng giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value)
CLV là viết tắt của từ Customer Lifetime Value hay còn được gọi là Giá trị vòng đời của khách hàng, là giá trị mà khách hàng đem lại cho doanh nghiệp trong suốt vòng đời khách hàng của họ. Nói cách khác, Customer Lifetime Value là một chỉ số đo lường tổng doanh thu mà doanh nghiệp có thể đạt được nhờ vào mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng trung thành của mình.
Giá trị trọn đời của khách hàng (Customer Lifetime Value) liên quan tới việc doanh nghiệp có những khách hàng sử dụng dịch vụ của họ trong thời gian dài, có thể là trọn đời (hay còn gọi là khách quen/khách trung thành). Rất nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm tới việc lôi kéo khách hàng mục tiêu mới, những người mới chỉ làm quen và sử dụng sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp trong thời gian ngắn.
Đọc chi tiết về cách tăng giá trị vòng đời khách hàng tại bài viết: CLV (Customer Lifetime Value) là gì? 6 cách tăng giá trị vòng đời khách hàng hiệu quả nhất
3. Tăng giá trị đơn hàng của mỗi khách hàng
Để tăng doanh thu không nên bỏ qua việc tăng giá trị đơn hàng trung bình của mỗi khách hàng. Với giá trị mỗi đơn hàng càng cao, thì số tiền thu về từ mỗi đơn hàng cũng tăng lên, tiết kiệm chi phí nhiều hơn.
Khi giá trị đơn hàng trung bình tăng, sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp cũng được nhanh hơn. Đặc biệt, với Marketing, giá trị đơn hàng trung bình tăng sẽ giúp nâng cao lợi nhuận tiếp thị, tối ưu chi phí. Một số cách tăng giá trị trung bình của đơn hàng như giảm giá, miễn phí vận chuyển, gói ưu đãi tặng kèm, voucher có thời hạn, thẻ thành viên, quà tặng kèm,…
Tổng kết
Doanh thu bán hàng là một trong những chỉ số quan trọng mà chủ doanh nghiệp cần chú trọng đo lường để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của các chiến lược kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này, anh/chị có thể hiểu rõ hơn về doanh thu bán hàng và cách tính doanh thu bán hàng.