Việc đặt tên thương hiệu là một trong những việc quan trọng để doanh nghiệp có thể tăng mức độ nhận diện thương hiệu và triển khai các hoạt động marketing. Hãy cùng Maon Agency tìm hiểu chi tiết về cách đặt tên thương hiệu chuẩn nhất trong bài viết dưới đây nhé.
I. Cách đặt tên thương hiệu có vai trò gì?
Cách đặt tên thương hiệu luôn đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tên thương hiệu nổi bật cũng là một trong những yếu tố để khách hàng dễ dàng nhận biết và nhớ tới doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn. Vậy cách đặt tên thương hiệu có vai trò gì đối với doanh nghiệp?
Về cơ bản, đặt tên thương hiệu phù hợp sẽ có những vai trò chính sau:
1. Phân biệt doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh
Vai trò đầu tiên của đặt tên thương hiệu là phân biệt doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh, hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Với tên thương hiệu riêng biệt và nổi bật, doanh nghiệp có thể tránh được việc khách hàng so sánh giữa các thương hiệu cùng tên.
Ngoài ra, việc đặt tên thương hiệu riêng biệt cũng giúp doanh nghiệp tránh được các kiện cáo liên quan đến pháp luật. Khi đối thủ cạnh tranh và doanh nghiệp có cùng tên thương hiệu hoặc tên thương hiệu giống nhau thì những vụ kiện liên quan đến tên thương hiệu có khả năng cao sẽ diễn ra.
2. Bổ trợ hiệu quả cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp
Cách đặt tên thương hiệu sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp phân biệt với đối thủ cạnh tranh, mà còn đóng vai trò quan trọng trong những hoạt động tiếp thị nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu. Tên thương hiệu nổi bật cũng sẽ tạo niềm cảm hứng sáng tạo cho đội ngũ marketing và tạo động lực để doanh nghiệp phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của mình.
II. Lưu ý về cách đặt tên thương hiệu
Khi đặt tên thương hiệu, có rất nhiều tiêu chí mà doanh nghiệp cần lưu ý về cách đặt tên thương hiệu. Về cơ bản, không có thước đo cụ thể để doanh nghiệp dựa vào khi đặt tên cho thương hiệu của mình.
Tuy nhiên, để gây ấn tượng tốt với khách hàng về thương hiệu, doanh nghiệp có thể tham khảo và chú ý về những tiêu chí sau về cách đặt tên thương hiệu:
1. Chú ý đến ý nghĩa của tên thương hiệu
Tên thương hiệu sẽ là một trong những yếu tố nhận diện của doanh nghiệp. Vì vậy, tên thương hiệu cũng cần chứa đựng ý nghĩa, thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
Qua tên thương hiệu, doanh nghiệp cần truyền đạt một giá trị nào đó. Những giá trị này có thể là khơi gợi hình ảnh, khuyến khích những cảm xúc tích cực và xây dựng mối quan hệ bền vững, gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp.
2. Chú trọng vào sự nổi bật của tên thương hiệu
Sự nổi bật của tên thương hiệu sẽ làm nên sự khác biệt, giúp doanh nghiệp sở hữu được lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ cùng lĩnh vực. Yếu tố nổi bật trong cách đặt tên thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được sự chú ý của khách hàng hơn, từ đó thuyết phục họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.
3. Trường tồn là yếu tố quan trọng về cách đặt tên thương hiệu
Tên thương hiệu sẽ là cái đi cùng doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài. Vì vậy, yếu tố trường tồn theo thời gian cũng đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp lưu ý về cách đặt tên thương hiệu. Qua quá trình phát triển, tên thương hiệu chắc chắn vẫn đi cùng doanh nghiệp một chặng đường dài trong tương lai. Điều này cũng giúp doanh nghiệp có thể phát triển bền vững hơn.
4. Tên thương hiệu không được trùng lặp với đối thủ
Nếu tên thương hiệu trùng lặp với đối thủ, rất có thể doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong quá trình chứng minh bản quyền, gây bất lợi cho doanh nghiệp về sau này. Do đó, tên thương hiệu cần thực sự là riêng biệt so với đối thủ, không nên để tên thương hiệu giống hoặc trùng với tên của đối thủ cạnh tranh.
III. Cách đặt tên thương hiệu hiệu quả nhất dành cho doanh nghiệp
Đối với cách đặt tên thương hiệu, mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách đặt tên thương hiệu dành riêng cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, làm thế nào để đặt tên thương hiệu chuẩn nhất vẫn là câu hỏi của nhiều nhà quản lý.
Nếu chủ doanh nghiệp vẫn đang băn khoăn về cách đặt tên thương hiệu, hãy cùng tham khảo các cách đặt tên thương hiệu dưới đây.
1. Tên thương hiệu phải phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp muốn thu hút đúng đối tượng khách hàng mục tiêu thì điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần lưu ý về cách đặt tên thương hiệu là tên phải phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Tên thương hiệu gắn bó chặt chẽ với ngành nghề kinh doanh sẽ giúp khách hàng có thể nhớ đến doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn, đồng thời họ có thể tưởng tượng được luôn đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.
2. Cách đặt tên thương hiệu chú trọng vào thị trường và khách hàng mục tiêu
Thị trường cũng như khách hàng mục tiêu luôn là những yếu tố quan trọng, có sự gắn bó chặt chẽ với tên thương hiệu. Do đó, doanh nghiệp cần xác định được phân khúc thị trường và chân dung khách hàng mục tiêu để đặt tên thương hiệu một cách phù hợp.
Cụ thể, nếu doanh nghiệp hướng đến phân khúc thị trường cao cấp, với đối tượng khách hàng mục tiêu có thu nhập cao thì chắc chắn tên thương hiệu phải đủ đem lại cho khách hàng cảm giác sang trọng, cao cấp. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ thị trường và khách hàng mục tiêu để đặt tên thương hiệu phù hợp.
3. Chọn lọc tên thương hiệu tiêu biểu nhất
Trước khi chính thức quyết định chọn một tên thương hiệu cuối cùng, doanh nghiệp cần xây dựng được danh sách các tên thương hiệu tiêu biểu nhất, bao gồm khoảng 10-20 cái tên ấn tượng.
Từ danh sách này, doanh nghiệp có thể sàng lọc được những tên tiêu biểu nhất, phù hợp với sự thay đổi của thị trường, hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
4. Chú trọng vào yếu tố khác biệt khi đặt tên thương hiệu
Sự độc đáo và khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Với mức độ cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thì việc tạo ra sự khác biệt sẽ khiến doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng hiệu quả.
Việc tìm ra được cách đặt tên thương hiệu một cách nổi bật sẽ chính là chìa khóa để doanh nghiệp tìm được lối đi riêng và không trùng lặp với bất cứ ai.
5. Đơn giản, dễ ghi nhớ là cách đặt tên thương hiệu phù hợp
Với tên thương hiệu thì yếu tố đơn giản, dễ ghi nhớ đóng vai trò rất quan trọng. Doanh nghiệp không nên đặt tên rườm rà và dài dòng, vì như thế khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tên thương hiệu của doanh nghiệp.
Cụ thể, tên thương hiệu có thể từ 2 đến 3 âm tiết là đủ. Bên cạnh đó, tên thương hiệu cũng cần dễ đọc và ai cũng có thể đọc được. Viết sao đọc vậy dù là tên tiếng Việt hay nước ngoài.
6. Tên thương hiệu phải bảo hộ được
Không chỉ là yếu tố dễ nhớ, dễ đọc mà tên thương hiệu cần phải bảo hộ được. Tính bảo hộ đóng vai trò rất quan trọng, bởi nếu không thì tên thương hiệu rất dễ bị đạo nhái. Đồng thời doanh nghiệp cần đảm bảo tính pháp lý của tên thương hiệu để tránh những rủi ro không đáng có.
IV. Một số ví dụ về cách đặt tên thương hiệu
1. Cách đặt tên thương hiệu có ý nghĩa
Với yếu tố có ý nghĩa, doanh nghiệp có thể tham khảo các tên thương hiệu của các tập đoàn lớn như:
- Apple (Quả táo)
- Amazon (Rừng nhiệt đới Amazon)
- Puma (Con báo)
- Kindle (Nhóm lửa)
2. Tên thương hiệu sử dụng từ viết tắt
Một số thương hiệu sử dụng cách đặt tên thương hiệu qua cách viết tắt sử dụng chữ cái đầu bao gồm:
- KFC (Kentucky Fried Chicken)
- IBM (International Business Machines)
- ACB (Asia Commercial Joint Stock Bank – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu)
3. Tên thương hiệu sử dụng tiếng Latin
Các doanh nghiệp đặt tên thương hiệu theo tiếng Latin bao gồm:
- Audi (Lắng nghe)
- Sony (Âm thanh)
4. Tên thương hiệu sử dụng tên người
- McDonald’s (Đặt tên theo 2 nhà sáng lập là Richard & Maurice McDonald)
- Tesla (Lấy tên theo nhà bác học Nikola Tesla)
- Ford (Đặt tên theo nhà sáng lập Henry Ford)
V. Tổng kết
Việc đặt tên thương hiệu là một trong những việc quan trọng để doanh nghiệp có thể tăng mức độ nhận diện thương hiệu và triển khai các hoạt động marketing. Hy vọng qua bài viết này, anh/chị đã có thể hiểu rõ hơn về cách đặt tên thương hiệu và triển khai hiệu quả trong doanh nghiệp của mình.