AB testing là gì? AB testing là một phương pháp để so sánh giữa hai phiên bản khác nhau nhằm hướng đến sự lựa chọn tối ưu nhất và phù hợp với mục tiêu đặt ra. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ AB testing là gì cũng như những vấn đề liên quan đến AB testing trong marketing.
1. A/B testing là gì?
AB testing hay còn được gọi là Split Testing hay Bucket Testing là phương pháp so sánh hai phiên bản của một trang web, email, mẫu quảng cáo hay ứng dụng… để lựa chọn ra phiên bản nào đưa về hiệu quả tốt hơn.
Khi thiết kế bất kỳ website, banner quảng cáo hay mẫu email nào thì marketers cũng mong muốn khách hàng mua hàng hay click, mở nhiều hơn. Do đó việc thử nghiệm để lựa chọn ra phiên bản tốt hơn sẽ giúp marketers nâng cao tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) của các chiến dịch marketing.
Ví dụ về ab testing:
Hình trên mô tả việc thử nghiệm giữa 2 phiên bản website khác nhau và kết quả thu được nhằm phản ánh:
- Phiên bản thử nghiệm B thu về tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn phiên bản thử nghiệm A
- Tùy thuộc vào cách đưa ra thử nghiệm để đánh giá kết quả: Có thể căn cứ theo tỉ lệ click CTA trên trang, tỷ lệ khách hàng đăng ký mua hàng, thời gian khách hàng ở lại trang
- Mỗi phiên bản của ab testing chủ yếu được dựa trên công thức:
Tỉ lệ tương tác = Tổng tương tác/Tổng lượt truy cập
2. Lợi ích của A/B testing
AB testing mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể như:
-
Tăng Lưu lượng truy cập website (Traffic)
Việc thực hiện ab testing trên các bài blog với tiêu đề website khác nhau sẽ giúp marketers tìm ra tiêu đề nào thu hút người đọc nhất từ đó tăng lượt nhấp vào bài viết, và lưu lượng website sẽ tăng lên nhanh chóng
-
Tăng Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)
Khi test các CTA, nội dung, từ ngữ, hiển thị trên website hay các mẫu quảng cáo, banner sẽ khiến số lượt nhấp đến trang đích tăng lên, từ đó tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ vì thế mà tăng theo.
-
Giảm Tỷ lệ thoát trang (Bounce rate)
Khách hàng thoát trang có thể vì nhiều lý do khác nhau như: nội dung không thu hút, tốc độ tải trang thấp, hình ảnh không phù hợp… Do vậy khi thực hiện thử nghiệm và lựa chọn ra phương án tối ưu sẽ giúp bạn giảm được tỷ lệ thoát trang một cách rõ rệt.
Bên cạnh đó, ab testing cũng mang lại nhiều giá trị khác như:
+ Giúp xác định được những yếu tố ảnh hưởng và mức độ của từng yếu tố lên hành vi của khách hàng, từ đó xác định được những hình ảnh, từ, cụm từ hay video nào sẽ hoạt động tốt hơn.
+ Cho phép tiến hành các thay đổi một cách thận trọng dựa trên các số liệu được phân tích và ngăn ngừa những tác động xấu từ trải nghiệm người dùng
+ Chi phí triển khai ab testing thấp nhưng thu lại hiệu quả cao
+ Hỗ trợ công tác truyền đạt giữa các bộ phận như sale, marketing hiệu quả hơn vì được phân tích, quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu.
Ngoài ra việc thực hiện ab testing cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động SEO. Từ kết quả của ab testing, bạn có thể xác định được liệu những thay đổi thực hiện với website sẽ tác động như thế nào đến tốc độ tải trang, bởi đây là một trong những yếu tố xếp hạng của Google.
3. Nguyên tắc áp dụng A/B testing
-
Nguyên tắc 1: Quên đi mọi thứ bạn nghĩ và bạn biết về khách hàng
Việc căn cứ vào hồ sơ khách hàng như độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý, giới tính không còn là cách duy nhất để xác định khách hàng mục tiêu trong thời đại kỹ thuật số. Bạn có thể tận dụng các công cụ để nắm bắt các số liệu và từ đó phân tích tệp khách hàng mục tiêu.
-
Nguyên tắc 2: Luôn luôn thiết lập một mục tiêu để so sánh
Xây dựng mục tiêu để nắm được việc thực hiện ab testing có hiệu quả hay không là điều rất quan trọng. Do đó trước khi thử nghiệm bạn cần đặt ra một mục tiêu cụ thể để so sánh.
-
Nguyên tắc 3: Không nên áp dụng cứng nhắc để tăng CRO
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) là quá trình lặp lại những công việc giống nhau trên mỗi website. Do đó các marketers sẽ biết cách để làm thế nào để tất cả các website thương mại điện tử và người tiêu dùng cùng thực hiện theo quy tắc tương tự.
Việc thực hiện ab testing trên các nội dung mới, độc đáo sẽ mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ và thích thú, thúc đẩy tỷ lệ đăng ký mua hàng tăng lên.
-
Nguyên tắc 4: Thử nghiệm một yếu tố tại một thời điểm
Tại một thời điểm, bạn nên cân nhắc thay đổi một yếu tố ví dụ như thay đổi tiêu đề hoặc thay đổi sự điều hướng để xác định được yếu tố nào đóng góp vào sự thay đổi trên phiên bản mới.
-
Nguyên tắc 5: Dựa trên số liệu thống kê để xác định được kết quả thử nghiệm
Trong kỹ thuật ab testing, số liệu thống kê chính xác sẽ liên quan đến xác suất xảy ra nhiều kết quả nếu cùng được thử nghiệm giống nhau và áp dụng lại trong tương lai. Do đó, bạn không nên vội vàng kết luận sớm khi chưa có các số liệu chính xác.
-
Nguyên tắc 6: Lấy ý kiến của nhiều bên
Nếu không có phòng ban chuyên nghiên cứu về sự trải nghiệm của người dùng, bạn có thể sử dụng các dịch vụ miễn phí hoặc các dịch vụ với chi phí thấp để cung cấp các tiện ích thử nghiệm ab testing.
-
Nguyên tắc 7: Hãy rèn luyện để trở thành chuyên gia a/b testing
ab testing cũng giống như nhiều lĩnh vực khác, cần phải học hỏi và rèn luyện để có những kinh nghiệm đáng quý nếu bạn mong muốn trở thành một chuyên gia về ab testing.
-
Nguyên tắc 8: Xác định rõ tiêu chuẩn thành công
Xác định được mục tiêu rõ ràng và từ đó tối ưu hóa các yếu tố sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được những thành công như bạn mong đợi.
2. Quy trình thực hiện A/B testing
Thông thường, quy trình ab testing sẽ thực hiện theo các bước dưới đây:
-
Bước 1: Thu thập và phân tích dữ liệu
Tại đây bạn cần xác định vấn đề mà phiên bản cũ đang gặp phải như
+ Tỷ lệ thoát trang (bounce rate) cao
+ Tỷ lệ người dùng ở lại trang (time on site) thấp
+ Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng chưa cao.
-
Bước 2: Xây dựng mục tiêu, định hướng của việc cải thiện sau khi thực hiện a/b testing
Ở bước này, bạn cần thiết lập các mục tiêu cụ thể như tỉ lệ traffic tăng bao nhiêu phần trăm, tỉ lệ bounce giảm bao nhiêu lần… nhằm đo lường hiệu quả sau khi thử nghiệm.
-
Bước 3: Đặt giả thuyết
Thực hiện liệt kê tất cả các ý tưởng và giả thuyết để thực hiện ab testing. Ví dụ đổi thiết kế CTA, chuyển form đăng ký lên đầu trang… để thu được nhiều lượt đăng ký từ khách hàng hơn.
-
Bước 4: Xác định quy mô mẫu và thời gian chạy ab testing
Bạn có thể thực hiện ab testing với mẫu tối thiểu 2000 page views hoặc 1000 vistiors truy cập trang.
-
Bước 5: Tạo phiên bản mới để tiến hành a/b testing
Phiên bản mới cần cải tiến những phần chưa hiệu quả ở phiên cũ nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
-
Bước 6: Phân tích kết quả của thử nghiệm và đưa ra kết luận
Dựa trên kết quả đo lường, bạn sẽ quyết định thực hiện thay đổi nếu phiên bản mới hoạt động tốt hơn còn nếu không thì tiếp tục các phiên bản thử nghiệm khác.
3. Ứng dụng A/B testing
-
Đối với website
Trước khi triển khai áp dụng giao diện website nào là phù hợp với doanh nghiệp mình, bạn cần thực hiện ab testing để tìm ra phiên bản thu hút được nhiều người dùng hơn thông qua cách bố trí nội dung, hình ảnh và vị trí đặt các CTA.
-
Đối với email
Để email của bạn không bị “ném thẳng” vào hòm thư spam hay không thu hút được khách hàng mở email thì việc thực hiện ab testing là vô cùng quan trọng.
Bạn có thể làm ab testing để xác định được tỉ lệ mở email đó là bao nhiêu, tiêu đề email nào sẽ thu hút được khách hàng, gửi email vào thời gian nào sẽ có tỉ lệ mở cao hơn… Tất cả sẽ được tối ưu giúp cho các chiến dịch email marketing của bạn thu về hiệu quả cao hơn.
Đối với email marketing, bạn sẽ cần thử nghiệm A/B các phần như:
- Tiêu đề – bạn có thể kiểm tra các dòng chủ đề khác nhau và xem dòng nào có tỷ lệ mở nhiều hơn.
- Nội dung email – bạn có thể kiểm tra cách bạn định dạng văn bản hoặc độ dài của thư.
- Kêu gọi hành động – thực hiện các CTA khác nhau để xem CTA nào hoạt động tốt hơn.
- Cá nhân hóa – xem việc nhắc tới tên của người nhận hai lần có thể tạo ra sự khác biệt hay không.
- Hình ảnh – kiểm tra và so sánh giữa email có hoặc không có hình ảnh.
-
Đối với quảng cáo và bán hàng
Đối với kênh quảng cáo online thì việc thực hiện ab testing đối với các mẫu quảng cáo khác nhau nhằm đo lường hiệu quả đã không còn xa lạ. Ví dụ khi bạn viết quảng cáo Facebook chạy trên cùng một tệp đối tượng thì bạn nên chuẩn bị 2 mẫu quảng cáo khác nhau và chạy trên cùng một thời gian để đo lường tỷ lệ click, tỉ lệ khách hàng đăng ký trên mẫu nào thu về hiệu quả tốt hơn.
Đối với việc quảng cáo, bán hàng offline thông qua các hình thức như tờ rơi, báo giấy, billboard…, bạn có thể sử dụng các mã khuyến mãi khác nhau trên các mẫu tờ rơi để đánh giá hiệu quả dựa trên số lượng khách hàng sử dụng các mã coupon.
-
Đối với ứng dụng di động
ab testing được ứng dụng vào việc phát triển các ứng dụng di động nhằm cải thiện UI/UX của sản phẩm.
+ Về mặt kỹ thuật: Để tiến hành test, phiên bản ứng dụng cần được cập nhật và duyệt bởi AppStore hoặc Google Play để đến với khách hàng, do đó sẽ mất nhiều thời gian để thử nghiệm hơn.
+ Về phương diện hành vi người dùng: Trải nghiệm người dùng trên các ứng dụng là hoàn toàn khác biệt so với website và không phải khách hàng nào cũng sẽ cập nhật ngay phiên bản mới nhất.
Bạn có thể tham khảo một số công cụ hỗ trợ ab testing cho ứng dụng di động như Splitforce hoặc Apptimize.
Chúc bạn thành công!